1. Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung của CTĐT là: Sinh viên TN có đủ năng lực áp dụng thành thạo kiến thức để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các sản phẩm, hệ thống trong lĩnh vực cơ khí - điện tử - tự động hóa, trong môi trường hiện đại, sáng tạo, lấy làm việc nhóm làm nền tảng.
- Về kiến thức chuyên môn: Thiết kế các hệ thống cơ điện tử trong sản xuất; Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp; Nghiên cứu khoa học về các vấn đề thuộc lĩnh vực Cơ điện tử.
- Về kỹ năng: Tư duy hệ thống; Tiếp cận, khai thác và sử dụng các máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại; Sử dụng thành thạo một số phần mềm mô phỏng trong kỹ thuật; Lập trình, điều khiển các thiết bị công nghiệp; Kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng và thuyết trình đề án kỹ thuật.
2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo (CTĐT) Cơ điện tử được xây dựng theo Bộ tiêu chuẩn quốc tế CDIO. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp có khả năng hình thành ý tưởng (Conceive), thiết kế (Design), triển khai (Implement), vận hành (Operate) các sản phẩm, quy trình và hệ thống cơ khí phức tạp trong một môi trường hiện đại, làm việc nhóm. CTĐT được thiết kế khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên, cung cấp những kiến thức bám sát với thực tế công việc.
Đội ngũ giảng viên dạy là các giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín ở trong và nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, nhiều giảng viên có kinh nghiệm từ thực tế sản xuất. Phương pháp giảng dạy tiến tiến, thay thế việc truyền thụ kiến thức bằng phát huy phẩm chất, năng lực, tính chủ động, sáng tạo, tự khám phá tri thức của người học.
Sinh viên Cơ điện tử được tham gia thực hành tại Trung tâm thực hành thí nghiệm cơ khí của Trường với nhiều trang thiết bị hiện đại như các máy điều khiển số CNC, hệ thống mô phỏng ảo, các hệ thống ứng dụng khả lập trình PLC. Ngoài ra, sinh viên được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tham quan, thực tập, kiến tập tại các xí nghiệp sản xuất.
3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc
Với thế mạnh kiến thức ở cả ba lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, tin học, người kỹ sư cơ điện tử có thể làm việc ở nhiều vị trí và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một số doanh nghiệp/tổ chức tiêu biểu ứng dụng cơ điện tử: Công ty LG Electronics/LG Displays VN; Fuji Xerox, Kyocera; Panasonic Appliances Việt Nam; Cannon Việt Nam; TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Các công ty Eba, Rorze Robotech, Fuji Mold VN; Praxis Automation VN; Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Bảo an; Cơ khí chế tạo Hải Phòng; Cơ khí duyên hải; Viện Cơ học và tin học ứng dụng; Các Công ty chế tạo, lắp đặt thang máy; Các Công ty chế tạo và lắp đặt cửa cuốn, thang cuốn; Các nhà máy, xí nghiệp có các hệ thống, dây chuyền tự động như: Các nhà máy xi măng, nhà máy chế biến, nhà máy cán thép, nhà máy cơ khí với hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) và tích hợp (CIM), nhà máy lắp ráp ôtô, xe máy …
ISCED Categories